Chương trình đào tạo

FIT - HNUE

Chương trình đào tạo: Chương trình cử nhân Công nghệ thông tin (CNTT) đào tạo các cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, và sức khoẻ tốt; có đủ kiến thức nền tảng trong lĩnh vực CNTT; có kiến thức chuyên sâu về một trong hai định hướng Công nghệ phần mềm hoặc Khoa học dữ liệu. Có tư duy và phương pháp luận khoa học, có kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, dễ dàng hoà nhập trong môi trường làm việc mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành CNTT


Công nghệ thông tin

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên chương trình: Công nghệ thông tin
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
  • Mã ngành: 7480201
  • Loại hình đào tạo: Chính quy
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Khối lượng kiến thức phải tích luỹ: 125 tín chỉ, chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng
  • Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
  • Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình cử nhân Công nghệ thông tin (CNTT) đào tạo các cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, và sức khoẻ tốt; có đủ kiến thức nền tảng trong lĩnh vực CNTT; có kiến thức chuyên sâu về một trong hai định hướng Công nghệ phần mềm hoặc Khoa học dữ liệu. Có tư duy và phương pháp luận khoa học, có kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, dễ dàng hoà nhập trong môi trường làm việc mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành CNTT.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Phẩm chất

Chương trình đào tạo cử nhân CNTT giúp người học hình thành và phát triển những phẩm chất:

  • Trung thực;
  • Trách nhiệm và tận tâm (với việc học tập);
  • Có ý thức tự học, tự nghiên cứu;
  • Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phẩm chất chính trị tốt;
  • Có tình yêu nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỉ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có hiểu biết về Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong CNTT.

2.2.2. Năng lực

Chương trình đào tạo cử nhân CNTT giúp người học hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực chuyên ngành.

2.2.2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và ứng biến trước những thay đổi;
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác;
  • Năng lực lãnh đạo.

2.2.2.2. Năng lực chuyên ngành Công nghệ thông tin

  • Có năng lực chuyên sâu về CNTT cũng như định hướng được một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung trong lĩnh vực CNTT trên thế giới;
  • Có năng lực nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng hợp để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực CNTT;
  • Có năng lực chuyên môn cần thiết để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và khả năng học tập ở trình độ bậc cao hơn;
  • Có khả năng làm việc hiệu quả như thành viên của một nhóm nghiên cứu hoặc nhóm phát triển các hệ thống CNTT;
  • Có khả năng tự học tập và tự nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình làm việc;
  • Có khả năng giao tiếp hiệu quả, cho phép sinh viên dễ dàng hoà nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới;
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức giao tiếp cơ bản và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn nhằm tiếp thu hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực CNTT.

2.2.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

  • Lập trình viên trong các công ty phần mềm;
  • Chuyên gia phân tích và thiết kế hệ thống;
  • Chuyên gia phân tích dữ liệu;
  • Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm;
  • Chuyên viên quản trị mạng; quản trị hệ thống CNTT;
  • Chuyên viên thiết kế và xử lí nội dung số;
  • Có khả năng phát triển lên: Trưởng nhóm phát triển phần mềm; Chuyên gia tư vấn, nghiên cứu và phát triển về CNTT; Quản lí dự án phần mềm; Quản lí HTTT doanh nghiệp;
  • Giảng viên và nghiên cứu viên về CNTT trong các trường đại học và viện nghiên cứu;
  • Có khả năng lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài.

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Cấu trúc chương trình đào tạo

STT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Tỉ lệ (%)

1 Khối học vấn chung toàn trường

25

20

2 Khối học vấn chung nhóm ngành Khoa học tự nhiên

10

8

3 Khối học vấn chuyên ngành Công nghệ thông tin

74

59,2

4 Thực tập công nghệ

06

4,8

5 Khoá luận tốt nghiệp/Chuyên đề tốt nghiệp

10

8

  Tổng cộng:

125

100

         

3.2. Khung chương trình đào tạo

 

HP: Học phần

LT: Lý thuyết

TH: Thực hành

TC: Tín chỉ

THNC: Tự học nghiên cứu có hướng dẫn

STT

Học phần

Mã HP 

Số TC

Phân bổ tín chỉ

Môn học tiên quyết

Số tiết trên lớp

THNC

TL

TH

I

Khối học vấn chung

1

Giáo dục thể chất 1

PHYE 150

1

 

 

 

 

2

Giáo dục thể chất 2

PHYE 151

1

 

 

 

 

3

Giáo dục thể chất 3

PHYE 250

1

 

 

 

 

4

Giáo dục thể chất 4

PHYE 251

1

 

 

 

 

5

Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng cộng sản Việt Nam

DEFE 105

4

 

 

 

 

6

Công tác quốc phòng và an ninh

DEFE 106

2

 

 

 

 

7

Quân sự chung

DEFE 205

2

 

 

 

 

8

Kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

DEFE 206

4

 

 

 

 

9

Tâm lí giáo dục học

PSYC 101

4

45

15

120

 

10

Thống kê xã hội học

MATH 137

2

20

10

60

 

11

Triết học Mác – Lênin

PHIS 105

3

36

9

90

 

12

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

POLI 104

2

20

10

30

 

13

Chủ nghĩa xã hội khoa học

POLI 106

2

20

10

30

PHIS 105

POLI 104

14

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

POLI 204

2

20

10

60

 

15

Tư tưởng Hồ Chí Minh

POLI 202

2

20

10

30

PHIS 105

POLI 106

16

Tiếng Anh 1

ENGL104

3

30

15

90

 

17

Tiếng Anh 2

ENGL 106

3

30

15

90

ENGL104

18

Tiếng Việt thực hành

Tin học đại cương

Nghệ thuật đại cương

COMP 106

COMP 103

COMM 107

2

2

2

10

9.5

15

20

19.5

15

60

60

60

 

II

Khối học vấn chung nhóm ngành Khoa học tự nhiên

19

Nhập môn Khoa học tự nhiên và Công nghệ

COMM 104

3

36

9

90

 

20

Nhập môn Khoa học máy tính

COMP 106

2

15

15

60

 

21

Nhập môn Lí thuyết ma trận

MATH 160

2

17

13

60

 

22

Phép tính vi tích phân hàm một biến

MATH 159

3

30

15

90

 

III

Khối học vấn chuyên ngành Công nghệ thông tin

III.1

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

 

 

 

 

Các môn bắt buộc (46 TC)

 

 

 

 

 

 

23

Lập trình hướng đối tượng

COMP 267

4

30

30

120

COMP 106

24

Lập trình ứng dụng với Java

COMP 272

3

30

15

 

COMP 267

25

Cơ sở dữ liệu

COMP 211

3

30

15

90

 

26

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

COMP 271

4

32

28

120

COMP 267

27

Toán rời rạc

COMP 122

3

30

15

90

 

28

Kiến trúc máy tính

COMP 262

3

30

15

90

 

29

Nhập môn Công nghệ phần mềm

COMP 300

3

30

15

90

 

30

Mạng máy tính

COMP 273

3

40

5

90

 

31

Phân tích thiết kế hệ thống

COMP 301

3

35

10

90

COMP 211

COMP 370

32

Nền tảng phát triển web

COMP 275

3

30

15

90

 

33

Trí tuệ nhân tạo

COMP 261

3

30

15

90

 

34

Phân tích và thiết kế thuật toán

COMP 302

3

30

15

90

COMP 267

COMP 271

35

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu

COMP 270

3

27

18

90

 

36

Quản trị mạng

COMP 303

3

30

15

90

COMP 273

37

Nhập môn An toàn thông tin

COMP 304

2

30

0

60

COMP 103

COMP 273

 

Các môn tự chọn (13 TC)

 

13

319

116

 

 

38

Phát triển phần mềm cho thiết bị di động

COMP 306

3

30

15

 

COMP 267

39

Nguyên lí hệ điều hành

COMP 240

3

25

20

60

 

40

Nhập môn xử lí ảnh

COMP 276

3

35

10

90

COMP 267

41

Công nghệ web

COMP 307

3

23

22

60

COMP 275

42

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)

COMP 308

2

24

6

60

COMP 275

43

Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong Công nghệ thông tin

COMP 231

2

15

15

60

 

44

Phần mềm mã nguồn mở

COMP 309

3

30

15

 

COMP 267

45

Các vấn đề hiện đại Công nghệ thông tin

COMP 355

2

25

5

60

 

46

Dữ liệu lớn (BigData)

COMP 358

3

30

15

90

 

47

Đồ hoạ máy tính

COMP 274

3

18

12

90

COMP 370

COMP 267

48

Mạng máy tính nâng cao

COMP 356

2

30

0

60

COMP 273

49

Cơ sở dữ liệu tiên tiến

COMP 357

3

30

15

90

COMP 211

III.2

Định hướng nghề nghiệp (15 TC)

 

50

 

Thực hành dự án

 

COMP 360

 

3

 

0

 

45

 

COMP 300

COMP 361

COMP 367

COMP 364

COMP 363

COMP 362

COMP 272

 

Định hướng Công nghệ phần mềm (12/27 TC)

51

Lập trình trực quan C#

COMP 361

3

30

15

90

COMP 267

52

Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm

COMP 362

3

35

10

90

COMP 301

53

Thu thập và phân tích yêu cầu

COMP 363

3

35

10

90

COMP 267

54

Thiết kế giao diện người dùng

COMP 364

3

35

10

90

 

55

Quản lí dự án công nghệ thông tin

COMP 365

3

30

15

 

COMP 267

COMP 301

COMP 300

56

Truyền thông đa phương tiện

COMP 366

3

33

12

60

 

57

Phát triển phần mềm linh hoạt

COMP 367

3

35

10

90

COMP 300

58

Các hệ thống thương mại điện tử

COMP 368

3

29

16

60

 

59

Hệ thống thông tin doanh nghiệp

COMP 369

3

30

15

90

COMP 211

 

Định hướng Khoa học dữ liệu (12/27 TC)

60

Lập trình nâng cao (Python)

COMP 370

3

30

15

90

COMP 106

61

Xác suất thống kê ứng dụng

COMP 371

3

30

15

90

MATH 137

62

Khai phá dữ liệu

COMP 246

3

36

9

90

 

63

Học máy

COMP 373

3

30

15

60

 

64

Lí thuyết độ phức tạp

COMP 374

3

30

15

90

COMP 122

COMP 271

65

Lập trình song song và phân tán

COMP 375

3

30

15

90

COMP 302

66

Tối ưu hoá

COMP 376

3

30

15

90

MATH 159

COMP 371

67

Tin sinh học

COMP 377

3

35

10

90

 

68

Xử lí ngôn ngữ tư nhiên

COMP 378

3

35

10

90

 

III.3

Thực tập công nghệ

 

6

 

 

 

 

69

Thực tập công nghệ 1

COMP 380

2

0

30

0

 

70

Thực tập công nghệ 2

COMP 381

4

0

60

0

 

III.4

Khoá luận tốt nghiệp

 

10

 

 

 

 

71

Chuyên đề tốt nghiệp Công nghệ phần mềm/Khoa học dữ liệu

COMP 382/ COMP 384

5

45

30

150

 

72

Dự án công nghệ/Khoa học

COMP 383

5

45

30

150